HTML là gì và nó có ý nghĩa như thế nào với người lập trình.

HTML là gì ? HTML được xử lý như thế nào ? Nó có ý nghĩa như thế nào với người lập trình... Tất cả mọi thứ bạn cần sẽ có trong bài viết này …
  Giới thiệu về html
HTML là viết tắt của cụm từ “HyperText Markup Language”  (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản)  được sử dụng trong việc tạo một trang web. Mỗi một website có thể chứa nhiều trang và mỗi một trang được coi là một tài liệu HTML. Người sáng lập ra HTML là Tim Berners-Lee, cũng là người tạo ra World Wide Web và hiện tại là chủ tịch của World Wide Web Consortium 
Cấu trúc của 1 tài liệu html
Khi một file HTML được tạo ra nó sẽ được xử lý trong trình duyệt web. Trình duyệt  web có vai trò đọc hiểu nội dung HTML từ các thẻ trong file và chuyển sang dạng văn bản đã được đánh dấu để đọc hoặc hiểu .
HTML sẽ được khai báo bằng các phần tử bởi các key(từ khóa). Nội dung bên trong cặp key là nội dung mà bạn cần định dạng với HTML.
Ví dụ khai báo một đoạn văn bản với HTML.
đoạn văn bản htm
Mỗi một thẻ có thể sử dụng rất nhiều thuộc tính khác nhau: chẳng hạn như với cặp thẻ <h1></h1> chúng ta có thế sử dung thuộc tính color(màu sắc cho chữ), texr-align(cỡ chữ), ....Để làm cho trang web của chúng ta đẹp hơn, dễ nhìn hơn
Làm thế nào để tạo ra một file html
HTML là một tập tin siêu văn bản nên bạn có thể dùng các chương trình soạn thảo văn bản có sẵn trong máy như Notepad ( Windows), Textedit ( Max) và Vim ( Linux). Điều kiện là bạn phải lưu file với đuôi .html và sử dụng trình duyệt website để đọc
Tuy nhiên các chương trình có sẵn lại quá đơn giản nên và không có gợi ý vì vậy bạn nên sử dụng các chương trình chuyên về lập trình HTML như : Sublimetext , Atom, phpstorm… 
Vai trò của html trong website
Vì HTML là một ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản nên nó có vai trò xây dựng cấu trúc siêu văn bản của một website, hoặc khai báo các tập tin kỹ thuật số( hình ảnh, video, nhạc).
Không vì như vậy mà HTML chỉ sử dụng để tạo ra một website mà HTML mà nó đóng rất nhiều vai trò hình thành trên một website.Bạn có thể hiểu nếu một website là một cơ thể thì HTML chính là bộ xương của cơ thể đó.  
Lời kết
Trên đây tôi đã giới thiệu cho các bạn các thông tin cơ bản về html, cấu trúc html, làm thế nào để có 1 tài liệu html và vai trò của html đối với các nhà lập trình cũng như website của họ. Mong rằng bài viết này có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình học lập trình cũng như thiết kế các trang web của riêng mình

NHỮNG KỸ THUẬT LÁI XE SỐ SÀN TỐT NHẤT

NHỮNG KỸ THUẬT LÁI XE SỐ SÀN TỐT NHẤT


Những kỹ thuật lái xe số sàn tốt nhất. Mặc dù những công nghệ của xe số sàn cũ, và nhiều loại xe với công nghệ cao có hộp số tự động thay thế nhưng những người đam mê và nhất là khi đi thi sát hạch lái xe ô tô chúng ta vẫn ưu tiên lựa chọn hàng đầu là số sàn. Sau đây là một vài kỹ thuật lái xe số sàn tốt nhất cho những ai có ý định muốn học lái xe ô tô giúp vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa an toàn, đỡ mệt mỏi.
Nhịp nhàng côn ra - ga vào
Để chuyển số với xe số sàn, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa chân côn phải đạp hết. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc vào số rất nặng và khó nhọc do chân côn của xe chưa đạp hết tầm. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân ga và chân côn để việc chuyển số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác "côn ra ga vào" (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không bị mài, máy mới khoẻ, tránh bị ì.
Kỹ thuật lái xe số sàn cần biết
Côn ra ga vào, số phù hợp với tốc độ...là những lưu ý quan trọng nhất khi lái xe số sàn.
Xe số sàn có nhược điểm so với số tự động là ở chân côn nhưng cũng lại có ưu điểm hơn xe số tự động cũng là nhờ chân côn, bạn hãy sử dụng nó nhiều hơn nếu không nó sẽ chẳng phát huy được ưu điểm của nó. Chỉ đạp chân côn khi thay đổi số là chưa tận dụng được ưu thế của nó. Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.
Số phù hợp tốc độ
Trong quá trình lái xe, nếu xe chưa đủ tốc độ mà lái xe đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, lái xe cần học cách tạo đà, và khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe. Cụ thể: số 1 tương ứng với tốc độ 5 - 10km/h, số 2: 10 - 1 5km/h, số 3: 15 - 30km/h, số 4: 35 - 40km/h, số 5: trên 45km/h.
Không đạp côn trước khi phanh
Các chuyên gia kỹ thuật ô tô cho hay, khi xe đã chuyển bánh và việc chuyển số hoàn tất, hãy bỏ hoàn toàn chân ra khỏi chân côn. Nếu cứ giữ chân trên chân côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn. Đặc biệt khi phanh, tránh đạp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng; lái xe cần dạp phanh trước, sau đó mới đạp côn. Tương tự khi vào cua, lái xe không đạp côn và đảm bảo số phù hợp tốc độ, tránh xe chết máy hoặc gằn máy.
Dùng phanh tay đúng cách
Trong quá trình học lái xe và vận hành trên đường, chúng ta có thể sử dụng hoặc phanh chân, hoặc phanh tay để thực hiện đề-pa ngang dốc. Tuy nhiên lái xe cần lưu ý phanh tay không được thiết kế để dừng xe khi đang chạy, mà chỉ giữ xe đứng yên khi đã dừng. Vì vậy, nếu xe tụt dốc mà chỉ kéo phanh tay là một sai lầm nguy hiểm. Ngược lại, nếu vô tình quên không nhả hết phanh tay (do nhả không dứt khoát), phanh sẽ bị mòn và nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.
Kỹ thuật lái xe số sàn đúng cách
Sơ đồ số có thể khác nhau nhưng thường hiển thị ngay trên cần số. Một số trường hợp về số lùi R cần phải kéo gờ cũng nằm trên cần số.
Kinh nghiệm đề-pa
Khi đề-pa, lưu ý không nhả chân côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, phải đạp ga lên tầm vòng tua máy 1.200 - 2.000 vòng/phút (tuỳ loại xe yếu hay mạnh). Tuy nhiên, trong quá trình nhả côn phải giữ đều chân ga giúp xe di chuyển về phía trước. Sau khi cắt phanh tay, cần giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay.
Không nên lạm dụng số 0 (N)
Việc đưa cần số về số trung gian (số 0 hay số mo) khi đang vận hành hay chuẩn bị dừng đèn đỏ không giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ. Đặc biệt một số lái xe có thói quen nguy hiểm là về số 0 khi xuống dốc; khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, cả phanh chân và phanh tay sẽ không thể phát huy hết hiệu quả, nguy cơ tai nạn rất cao.